Khi nói về phương pháp học tập thì có vô vàn các kiểu khác nhau phù hợp với từng cá nhân. Đôi khi bạn sẽ bắt gặp phải những câu nói như: “Phương pháp đó không phù hợp với tôi” hay “Tôi cảm thấy tôi không học theo cách này được”. Điều này chứng tỏ chúng ta đang có những cách thu nạp thông tin không phù hợp. Chính vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về phương pháp học tập VAK là gì? Một phương pháp đã và đang được nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới áp dụng trong giảng dạy.

Phương pháp học tập VAK là gì?

Phương pháp học tập VAK là một mô hình học tập được phát triển bởi nhóm các nhà tâm lý học trong những năm 1920, dùng để phân loại những cách phổ biến nhất mà mọi người hay học. VAK được nghiên cứu bởi các giáo sư và các chuyên gia về NLP (Neuro – Linguistic – Lập trình ngôn ngữ tư duy), con người sẽ học hỏi và tiếp nhận thông tin qua 05 giác quan gồm: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Trong đó, có 3 cách để tiếp nhận thông tin chính:

  • V (Visual): Hình ảnh
  • A (Auditory): Âm thanh
  • K (Kinesthetic): Vận động.

Đây là một thuật ngữ khá mới mẻ ở Việt Nam, việc áp dụng nó vào bất cứ lĩnh vực nào cũng cho bạn những kết quả khác so với các cách thông thường bạn đang học. Thông thường sẽ có người thuộc 2 hoặc 3 cách, có người thuộc 1 trong 3 cách và có người thuộc luôn cả 3 cách. Kết hợp cả 3 cách V, A và K sẽ giúp tạo ra cách học tập mới phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Việc áp dụng phương pháp VAK sẽ giúp bạn phân loại phương pháp học nào mang lại hiệu quả cho mình. Chẳng hạn như:

  • Giúp cho người học chọn ra được cách học, nơi học, nội dung và người hướng dẫn phù hợp với cách học của mình, nâng cao được hiệu quả học tập.
  • Giúp người dạy xây dựng được chương trình dạy học phù hợp hơn với từng nhóm học viên của mình và tùy chỉnh các chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với từng nhóm học viên.

Để hiểu rõ hơn về VAK là gì thì phải dựa vào 3 cách tiếp nhận này đã giúp quy định được cách học của mỗi cá nhân, hiểu ra được xu hướng tiếp nhận thông tin của bản thân là gì và tìm ra được cách học phù hợp với bản thân mình nhất.

Phương pháp học tập VAK là gì?
Phương pháp học tập VAK – một phương pháp đã và đang được nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới áp dụng trong giảng dạy.

V – Visual (Tiếp nhận thông tin qua thị giác)

Dưới đây là một vài điều bạn cần biết về phương pháp học tập tiếp nhận thông tin qua thị giác (Visual).

Biểu hiện của người có xu hướng tiếp nhận

Những ai có kênh thị giác hoạt động tốt sẽ được chia thành hai nhóm nhỏ hơn:

  • Những người nhạy cảm với ngôn ngữ (chữ viết)
  • Những người nhạy cảm về không gian (hình ảnh)

Đối với những người có xu hướng nhạy cảm về ngôn ngữ sẽ thích tiếp nhận thông tin qua ngôn ngữ như là đọc và viết. Những người có xu hướng này thường sẽ dễ dàng nhớ được những thông tin mà họ từng viết qua mà không cần phải đọc lại thêm bất cứ lần nào.

Còn những người có xu hướng hình ảnh thì lại khác. Họ sẽ gặp khó khăn về việc ghi nhớ thông qua các chữ viết. Tuy nhiên, họ sẽ đạt hiệu quả hơn khi được làm việc thông qua phim ảnh, đồ thị hay bất cứ hình ảnh nào khác. Những người ghi nhớ bằng hình ảnh sẽ rất dễ tưởng tượng ra một khuôn mặt của ai đó hoặc một địa điểm nào đó bằng cách hình dung thấy nó trong đầu qua hình ảnh, và điều này lại có độ chính xác cực cao.

Những mẹo hay dành cho người học tập theo thiên hướng thị giác

Nếu bạn đã xác định bản thân mình theo chủ nghĩa thị giác thì có thể đọc tham khảo một số bí quyết dưới đây nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho mình.

  • Khi ghi chép bài vở thì nên sử dụng các loại bút nhiều màu khác nhau và đặc biệt nên ghi chú các điểm quan trọng bằng những chiếc bút có màu sắc nổi bật.
  • Những công cụ trực quan như các tranh ảnh, biểu đồ, video,… nên thường xuyên được dùng trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc của mình.
  • Do bạn là người theo thiên hướng thị giác nên bạn thường có xu hướng dễ quên đi những thứ mà mình nghe được. Chính vì vậy, hãy tập cho mình thói quen ghi vắn tắt lại những điều mình nghe được để không phải bỏ lỡ những thông tin quan trọng.
  • Trong lớp học, hãy ngồi ở những nơi có thể nhìn thấy giáo viên và bảng viết. Vì những vị trí này sẽ giúp bạn tiếp thu được thông tin một cách hiệu quả nhất.
V - Visual (Tiếp nhận thông tin qua thị giác)
Đối với những người có xu hướng nhạy cảm về ngôn ngữ sẽ thích tiếp nhận thông tin qua ngôn ngữ như là đọc và viết.

A – Auditory (Tiếp nhận thông tin qua thính giác)

Nếu bạn không “thấm” được phương pháp học qua thị giác thì thính giác sẽ là một giải pháp hay cho bạn tiếp nhận thông tin. Cụ thể như sau:

Biểu hiện của người có xu hướng tiếp nhận thông tin qua thính giác

Cũng giống với phương pháp tiếp nhận thông tin qua thị giác, những người xu hướng thính giác cũng sẽ được chia thành hai nhóm nhỏ: nhóm âm thanh và nhóm ngôn ngữ nói.

Những ai thuộc nhóm ngôn ngữ nói thường tiếp thu và truyền tải thông tin tốt nhất qua việc nói và nghe một cách trực tiếp. Khi có một công việc mới và cần phải có người hướng dẫn thực hiện, những người có xu hướng ngôn ngữ nói sẽ thực hiện công việc mới đó một cách tốt hơn nếu như họ nghe được sự hướng dẫn thay vì phải đọc những lời hướng dẫn.

Còn đối với những người tiếp nhận thông tin qua âm thanh thì “dễ tính” hơn những người có xu hướng ngôn ngữ nói. Họ tiếp nhận thông tin kể cả khi đó chỉ là một file ghi âm lời nói hoặc là một lời hướng dẫn thông qua điện thoại mà không cần phải là một lời nói trực tiếp. Những người này thì thường nhớ rất nhanh lời bài hát mà họ nghe được.

Kinh nghiệm bỏ túi cho người học tập theo xu hướng thính giác

Nếu bạn chính là người tiếp nhận kiến thức thông qua kênh thính giác thì ắt hẳn bạn cũng cần trang bị cho mình những phương pháp phù hợp để giúp tối ưu hóa hiệu quả học tập cũng như quá trình làm việc. Dưới đây là một vài kinh nghiệm mà bạn có thể bỏ túi:

  • Khi học thuộc một văn bản, thay vì phải ghi ra thì bạn có thể đọc chúng thành tiếng để thể hiện các ý chính của bài văn đó thành lời nói của mình, nhờ vậy, bạn sẽ rất nhanh thuộc bài.
  • Vì là người dễ dàng nhớ được những thông tin nghe được nên bạn có thể thường xuyên tham gia các nhóm trao đổi, thảo luận để có thể nắm được những thông tin và kiến thức mới.
  • Trong quá trình học tập, làm việc, bạn có thể mở các bài nhạc không lời. Điều này sẽ giúp cho việc học, làm việc được cải thiện và đạt hiệu quả cao hơn.
  • Khi nghe giảng bài trên lớp, ngoài việc ghi chép, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ ghi âm để ghi âm bài giảng. Khi về nhà, bạn có thể học lại chúng bằng cách nghe những file ghi âm. Như vậy, bạn sẽ không tốn quá nhiều nhiều thời gian để ôn lại bài.
A - Auditory (Tiếp nhận thông tin qua thính giác)
Những ai thuộc nhóm ngôn ngữ nói thường tiếp thu và truyền tải thông tin tốt nhất qua việc nói và nghe một cách trực tiếp.

K – Kinesthetic (Tiếp nhận thông tin qua vận động)

Loại tiếp nhận thông tin cuối cùng là tiếp nhận qua vận động. Những người có xu hướng theo phương pháp học tập này sẽ có những đặc điểm sau:

Đặc điểm của người có xu hướng vận động

Cũng giống như hai hình thức tiếp nhận thông tin đã đề cập ở trên thì người có xu hướng vận động cũng được chia thành hai nhóm nhỏ: nhóm theo thiên hướng tiếp xúc và nhóm có khuynh hướng thực hành.

Những người có xu hướng tiếp xúc sẽ thích việc tiếp nhận thông tin qua các hành động như cầm, nắm,… Những người này sẽ cảm thấy dễ bị mất tập trung nếu như tham gia vào các bài giảng có ít tương tác, vận động hơn.

Còn đối với những ai có thiên hướng thực hành sẽ càng cảm thấy thích những bài giảng có tính tương tác cao. Do họ thích những trải nghiệm những điều mới mẻ mà không phải xem bài hướng dẫn trước. Những người thuộc nhóm này sẽ tự mình bắt tay vào công việc thay vì phải ngồi xem ai đó làm mẫu trước.

Mẹo hay dành cho người theo xu hướng vận động

Để có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả thì những người theo xu hướng tiếp nhận thông tin qua vận động có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

  • Thay vì chỉ ngồi đọc những trang sách lý thuyết khô khan, thay vào đó bạn hãy ứng dụng chúng vào thực hành, tiếp xúc với thực tế hoặc tiến hành các cuộc thí nghiệm về các bài học.
  • Nên thường xuyên tổ chức các buổi học tập nhóm, tạo dựng và mô tả các tình huống một cách chân thực nhất.
  • Khi cần học thuộc một văn bản nào đó, nếu đi vận động có thể khiến bạn mất tập trung thì hãy cầm bài học đi qua đi lại một chút, phương thức vừa di chuyển vừa học như vậy sẽ giúp hiệu quả học tập được tốt hơn nhiều.
  • Nên có một thời gian biểu cho việc học tập và vận động thật hợp lý. Không nên ngồi quá lâu một chỗ để học vì nếu làm như vậy sẽ khiến hiệu quả và chất lượng học tập không cao.
  • Bạn có thể tìm kiếm cho mình một món đồ chơi nho nhỏ, đặt ở góc học tập trong quá trình học tập hoặc làm việc. Vì có thể những món đồ đó sẽ khiến tay chân bạn bận rộn nhưng bộ não có thể sẽ tập trung tốt hơn.
K - Kinesthetic (Tiếp nhận thông tin qua vận động)
Những người có xu hướng tiếp xúc sẽ thích việc tiếp nhận thông tin qua các hành động như cầm, nắm,…

Lợi ích của việc ứng dụng phương pháp học tập VAK là gì?

Sau khi tìm hiểu VAK là gì và biết được đây là một phương pháp học tập còn khá mới lạ, chưa được nhiều người biết đến. Nhưng không vì vậy mà có thể phủ nhận những lợi ích mà chúng mang lại cho bạn. Vậy lợi ích của VAK là gì? Hãy tìm hiểu qua phần dưới đây.

Một trong những lợi ích đáng kể của phương thức học tập VAK là khả năng cải thiện kỹ năng ghi nhớ của bạn. Khi bạn sử dụng các giác quan của mình để tiếp nhận thông tin, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ các thông tin đó một cách hiệu quả. Đặc biệt, việc sử dụng các hình ảnh, mô hình, video, âm thanh,… sẽ giúp cho quá trình tiếp nhận kiến thức được dễ dàng, tập trung hơn.

Ngoài ra, phương pháp học tập VAK cũng giúp cho bạn phát triển tốt được khả năng tổ chức thông tin. Khi đã xác định được các chi tiết và thông tin trong quá trình học tập, sử dụng tốt các phương tiện trực quan, âm thanh sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc nhận ra sự khác biệt giữa các chi tiết. Điều này giúp cho bạn kiểm soát được thông tin một cách chặt chẽ và logic hơn.

Hơn thế nữa, phương pháp học VAK sẽ giúp bạn phát triển được khả năng sáng tạo của mình và giúp chúng ta nâng cao tư duy động não. Khi sử dụng phương tiện trực quan và âm thanh để học tập, làm việc thì bạn sẽ phải suy nghĩ và tìm cách để có thể kết hợp các thông tin lại với nhau một cách độc đáo và sáng tạo nhất. Điều này giúp phát triển khả năng tư duy động não và tăng cường khả năng sáng tạo của chúng ta.

Cuối cùng, phương pháp học tập này cũng giúp chúng ta có thêm tự tin trong quá trình học tập. Khi có thể tiếp nhận thông tin và ghi nhận kiến thức một cách hiệu quả sẽ mang đến sự tự tin hơn trong học tập, làm việc. Điều này sẽ giúp kích thích chúng ta tự tin tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động hơn và đạt được những thành tích tốt hơn.

Lợi ích của việc ứng dụng phương pháp học tập VAK
Một trong những lợi ích đáng kể của phương thức học tập VAK là khả năng cải thiện kỹ năng ghi nhớ của bạn.

Hạn chế của phương pháp học tập VAK là gì?

Phương pháp học VAK là một phương pháp tiếp cận học tập dựa trên sự tham gia của các giác quan của chúng ta, đó là thị giác, thính giác và thính giác. Mặc dù phương pháp này có nhiều lợi ích, như tăng cường khả năng ghi nhớ, phát triển khả năng tổ chức thông tin và tư duy động não, cũng như tăng cường sự tự tin và khả năng học tập, nhưng những hạn chế của VAK là gì? Dưới đây là một số hạn chế của phương pháp học VAK.

Không phù hợp với một số người

Một số người có sự ưu tiên về một loại giác quan hơn so với những loại khác, vì vậy phương pháp này không phải là lý tưởng đối với tất cả mọi người. Nếu bạn không có sự thích nghi với phương pháp này, chúng có thể không hiệu quả trong việc học tập.

Sự cần thiết phải sử dụng nhiều tài nguyên

Để triển khai phương pháp học VAK, giáo viên và người học cần phải sử dụng nhiều tài nguyên và công cụ khác nhau để tạo ra một môi trường học tập tốt. Nếu không có đủ tài nguyên hoặc kỹ năng sử dụng chúng, phương pháp này có thể không hiệu quả hoặc đòi hỏi thời gian và chi phí đầu tư cao.

Cần có sự đổi mới liên tục

Mặc dù phương pháp học VAK rất đa dạng và linh hoạt, nhưng sự đổi mới và thay đổi luôn là cần thiết để phương pháp này không trở nên nhàm chán và ít hấp dẫn. Điều này đòi hỏi bạn phải luôn tìm tòi và sáng tạo liên tục để cập nhật những phương tiện học tập mới.

Có thể dẫn đến sự cô đọng thông tin

Khi sử dụng phương pháp học VAK, có nguy cơ dẫn đến việc cô đọng thông tin và không đủ chi tiết. Điều này có thể xảy ra khi người dạy chỉ tập trung vào một số giác quan hoặc không đảm bảo rằng tất cả các giác quan được sử dụng đầy đủ.

Có thể dẫn đến sự giới hạn trong việc áp dụng

Mặc dù phương pháp học VAK rất hiệu quả trong nhiều trường hợp, nhưng nó có thể không phù hợp với một số môn học hoặc chủ đề cụ thể. Ví dụ, các chủ đề trừu tượng như toán học hoặc triết học có thể khó áp dụng phương pháp này, vì chúng yêu cầu các kỹ năng tư duy trừu tượng.

Có thể dẫn đến việc lệ thuộc vào phương pháp học

Nếu học sinh chỉ sử dụng phương pháp học VAK và không được khuyến khích sử dụng các phương pháp khác, họ có thể trở nên lệ thuộc vào phương pháp này để học tập. Điều này có thể dẫn đến sự kém hiệu quả trong việc học tập ở những tình huống mà phương pháp này không thể áp dụng.

Cần sự đồng thuận và sự phù hợp của người giảng dạy

Để phương pháp học VAK được triển khai hiệu quả, người dạy cần phải tương tác với học sinh và phối hợp với họ để đảm bảo rằng phương pháp này được áp dụng đầy đủ và hiệu quả. Nếu giáo viên không đồng ý hoặc không có sự phù hợp, phương pháp này có thể không hiệu quả hoặc gây ra sự bất mãn cho những người học.

Hạn chế của phương pháp học tập VAK
Để mang đến một phương pháp học tập hiệu quả thì cần sự đồng thuận và sự phù hợp của người giảng dạy.

Lời kết

Thông qua bài viết trên, chúng ta cũng đã hiểu được phần nào về phương pháp học tập VAK là gì và chúng mang đến những lợi ích, hạn chế nào cho người dùng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã chọn đọc, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo!