Có rất nhiều chỉ số được sử dụng trong quá trình hoạt động và phát triển doanh nghiệp. Một trong số đó là chỉ số về lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng chính là yếu tố giúp phản ánh tốt nhất tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Vậy cụ thể lợi nhuận ròng là gì? Và cách tính chỉ số lợi nhuận ròng này như thế nào? Hãy cùng CBD Firm theo dõi qua bài viết bên dưới nhé!
Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng hay còn gọi là lãi thuần, thu nhập ròng hay lãi ròng. Đây là một thước đo lợi nhuận cho các doanh nghiệp sau khi hạch toán tất cả các chi phí và thuế. Đây cũng được xem là một lợi nhuận thực tế và đã bao gồm tất cả các chi phí hoạt động đã trừ khỏi lợi nhuận gộp. Lãi thuần thường xuất hiện ở các bài báo cáo kết quả kinh doanh với trường hợp “lợi nhuận sau thuế” và được đặt ở những dòng gần cuối cùng của bài báo cáo.
Vai trò của lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng là một chỉ số vô cùng quan trọng đối với bất kỳ công ty nào vì chúng nắm giữ nhiều vai trò khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đó.
Xác định tình hình kinh doanh
Lợi nhuận ròng cho ta biết được rằng liệu tổng doanh thu mà các bộ phận mang về có lớn hơn so với tổng chi phí đã chi ra hay không. Nếu lợi nhuận ròng mang giá trị dương thì doanh nghiệp đó hiện đang sinh lời. Nhưng nếu chúng mang giá trị âm thì doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thua lỗ.
Dựa vào số liệu này mà các nhà quản trị có thể đánh giá và đưa ra được những thay đổi để quyết định có nên mở rộng hoạt động hay phải cắt giảm đi một vài chi phí không cần thiết nhằm đảm bảo được lợi nhuận cho công ty.
Ảnh hưởng công việc nội bộ
Thu nhập ròng chính là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hay các cổ đông sẽ thu về được sau quá trình kinh doanh của mình. Đối với các doanh nghiệp cổ phần thì đây chính là khoản tiền mà họ có thể căn cứ vào để các cổ đông xem xét liệu có thể tiếp tục duy trì ban lãnh đạo cho công ty đó hay không.
Phục vụ cho việc nghiên cứu và đầu tư
Lợi nhuận ròng cũng chính là thông số quan trọng để các nhà đầu tư, nhà giao dịch dựa vào xem xét và đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó và quyết định rót vốn vào đầu tư. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng sẽ chọn thời điểm lợi nhuận ròng dương để đầu tư vào. Nếu trong giai đoạn thua lỗ mà các nhà đầu tư nhìn thấy được tiềm năng vực dậy được của các chủ doanh nghiệp sau cơn khủng hoảng từ chính thị trường, sản phẩm và nội tại doanh nghiệp thì họ vẫn sẽ quyết định đầu tư vào.
Giúp công ty dễ dàng vay vốn
Các công ty có được ngân hàng quyết định cho vay vốn hay không thì còn phụ thuộc vào con số lợi nhuận ròng của công ty đó. Vì đây chính là chỉ số hiển thị cụ thể nhất sự tín nhiệm của ngân hàng đối với chủ doanh nghiệp về khả năng chi trả các khoản vay như đã thỏa thuận.
Ý nghĩa của lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng chứa đựng một ý nghĩa rất lớn đối với từng chiến lược của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển hay sự thất bại của doanh nghiệp đều sẽ được thể hiện qua chỉ số này. Song song đó, chúng còn mang đến nhiều ý nghĩa khác. Sau đây sẽ là một vài ý nghĩa của lợi nhuận ròng, chúng sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về thuật ngữ này.
Về đầu tư
Sau khi các nhà đầu tư quyết định trở thành một cổ đông của bất kỳ công ty nào thì việc đầu tiên là họ sẽ xem xét về lợi nhuận ròng của công ty đó. Nếu doanh nghiệp nào có tốc độ tăng trưởng lãi thuần bền vững thì họ sẽ đảm bảo thu về lợi nhuận cho các nhà đầu tư thay vì thua lỗ để từ đó thu hút được nhiều nguồn đầu tư khác hơn.
Về các khoản cho vay
Đối với các công ty có nhu cầu về vay nợ thì xác suất họ có được cho vay hay không còn tùy thuộc vào chỉ số lợi nhuận ròng, các ngân hàng sẽ dựa vào con số đó để đưa ra quyết định. Công ty nào có chỉ số này càng cao thì sẽ dễ vay hơn vì ngân hàng cho rằng những công này sẽ có khả năng hoàn trả được khoản vay hơn.
Về doanh thu
Các chủ doanh nghiệp nhỏ cần chú ý nhiều đến các con số thu nhập ròng của mình để có thể biết rõ hơn về tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty và có thể dễ dàng lên kế hoạch làm cách nào để thu về được nhiều doanh thu hơn.
Về mức lỗ
Một vài công ty khởi nghiệp dự kiến được rằng họ sẽ hoạt động thua lỗ trong khoảng thời gian đầu. Việc xác định được mức thu nhập ròng sẽ giúp cho họ ước lượng được chính xác hơn về mức lỗ mà họ đang mong đợi và thời gian dự kiến để duy trì mức lỗ này.
Cách tính lợi nhuận ròng đơn giản
Thực chất, lợi nhuận ròng chính là phần chênh lệch còn lại của doanh thu sau khi đã qua hạch toán các chi phí. Chính vì vậy mà bản thân việc tính toán lợi nhuận đã không còn phức tạp, tuy nhiên chúng cũng đòi hỏi người kế toán cần phải đầu tư thời gian để thu thập được tất cả các dữ liệu liên quan. Tóm lại rằng, để có thể tính được lãi thuần thì bạn chỉ cần phải lấy tổng doanh thu của doanh nghiệp đó trừ đi tổng chi phí trong cùng một kỳ kế toán. Cụ thể như sau:
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp (Net profit) = Tổng doanh thu (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp
Những yếu tố nào sẽ tác động đến lợi nhuận ròng?
Sau khi đưa ra được công thức tính lợi nhuận ròng thì ta có thể thấy được rằng có một vài yếu tố mang khả năng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Dưới đây sẽ giải thích cụ thể hơn về việc những yếu tố đó đã tác động như thế nào đối với thu nhập ròng.
Các chi phí hoạt động
Các chi phí hoạt động chính là yếu tố quan trọng nhất có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp. Chi phí hoạt động bao gồm các chi phí nguyên vật liệu, chi phí bao bì và đóng gói, chi phí vận chuyển,… và còn một vài chi phí khác.
Chính vì vậy mà nếu các nhà quản trị của doanh nghiệp khi không biết cách phân bổ được ngân sách một cách chính xác và hợp lý thì sẽ dễ gây ra khả năng chi phí đó sẽ không được giảm thiểu. Điều này gây ảnh hưởng đến giá trị lợi nhuận ròng sẽ bị thấp hơn và khiến cho điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tồi tệ.
Tổng doanh thu
Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiều loại thu nhập khác nhau. Chẳng hạn như doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thu nhập tài chính và một số thu nhập khác. Do đó, doanh thu cũng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. Tuy nhiên chúng không hẳn là một thước đo mà các nhà quản trị sẽ sử dụng để đánh giá doanh nghiệp mình có lỗ hay không.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Còn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì được đánh giá theo quy định của nhà nước. Các chủ doanh nghiệp không được tự ý tăng hay giảm con số này. Thế nhưng, nếu các chi phí phát sinh của doanh nghiệp không được sao kê, ghi chép đầy đủ thì dễ gây ra khả năng bị loại trừ khỏi việc xác định mức thu nhập chịu thuế. Từ đó cũng dẫn đến việc làm tăng số thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp cho nhà nước.
Các doanh nghiệp cần phải làm gì để tăng lợi nhuận ròng?
Sau khi xem qua các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng thì dưới đây sẽ là một vài cách để doanh nghiệp có thể xem xét và đưa ra được quyết định cần làm gì để có thể cải thiện được lãi thuần cho công ty mình.
Xem lại giá cả
Định giá sản phẩm cho doanh nghiệp luôn luôn là một thách thức lớn. Làm cách nào để có thể định được mức giá cạnh tranh mà vẫn đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp? Đây là một câu hỏi khiến cho hầu hết các quản trị cảm thấy đau đầu.
Mặc dù từng ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những mức giá phù hợp khác nhau. Tuy nhiên, một chiến lược giá thông minh chính là chiến lược được tính toán một cách kỹ lưỡng về nguồn cung và giá cả thị trường.
Sự thay đổi về giá có thể sẽ tạo ra được những mức tăng trưởng đáng kể cho thu nhập ròng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà quản trị cần phải lưu ý hết mức về việc thu hút và giữ chân được khách hàng của mình một cách khôn khéo.
Hủy bỏ các sản phẩm, dịch vụ mà không còn khả năng sinh lời
Mỗi doanh nghiệp cần đưa ra được những phân tích và đánh giá phù hợp để có thể lược bỏ đi những mặt hàng không tạo ra lợi nhuận. Những thứ này sẽ làm tiêu tốn đi chi phí nhưng lại không mang đến hiệu quả, tức là bạn đang có một khoản “lỗ” dành riêng cho sản phẩm đó, việc loại bỏ các sản phẩm này sẽ làm cho doanh nghiệp tối ưu hết mức được khoản chi phí của mình.
Kiểm soát hàng tồn kho
Hành động kiểm soát các mặt hàng tồn kho sẽ giúp bạn nhận biết được rằng sản phẩm nào đang mang về tỷ suất lợi nhuận tốt hơn cho công ty. Từ đó có thể đưa ra các chiến lược điều chỉnh, phân phối hợp lý lại các sản phẩm nhằm cải thiện lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp.
Giảm tổng chi phí trực tiếp
Các chủ doanh nghiệp phải thường xuyên rà soát lại các chi phí và đánh giá hiệu quả tình hình kinh doanh của mình vì đây là một việc làm vô cùng quan trọng trong quá trình kiểm soát lợi nhuận ròng của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các cách giảm giá vốn để cắt giảm đi bớt phần nào chi phí. Nhưng để có thể giảm giá vốn thì các chủ doanh nghiệp cần phải thương lượng với các bên cung cấp và hủy bỏ giao dịch mua hàng khi không thật sự cần thiết.
Một vài chỉ số lợi nhuận quan trọng khác nhà quản trị nên nắm rõ
Bên cạnh chỉ số về lợi nhuận ròng thì các nhà quản trị cần phải nắm rõ thêm một vài chỉ số lợi nhuận khác cũng không kém phần quan trọng. Những chỉ số về lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận ròng hay lợi nhuận hoạt động cũng góp phần ảnh hưởng khá lớn trong quá trình làm tăng thu nhập ròng cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Lợi nhuận gộp
Đây là một chỉ số thu nhập còn lại của công ty sau khi đã trừ đi các khoản giá vốn bán hàng trên tổng doanh thu bán hàng. Lợi nhuận gộp sẽ cho ta biết được rằng liệu quá trình sản xuất của công ty bạn có cần phải tiết kiệm chi phí hơn hay không.
Tỷ suất lợi nhuận gộp
Về tỷ suất lợi nhuận gộp thì đây là phần trăm doanh thu được tạo ra lớn hơn so với giá gốc của sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Để có thể tính được tỷ lệ này bạn cần phải chia tổng lợi nhuận của doanh nghiệp cho doanh thu và nhân kết quả với 100.
Tỷ suất lợi nhuận ròng
Đối với tỷ suất lợi nhuận ròng thì đây chính là tỷ lệ lãi ròng trên tổng doanh thu được biểu thị bằng phần trăm. Bạn chia thu nhập ròng cho tổng doanh thu của doanh nghiệp, sau đó nhân với 100 thì sẽ cho ra được chỉ số này.
Lợi nhuận hoạt động
Lợi nhuận hoạt động hay còn được gọi là thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT). Để tính được chỉ số này bạn cần trừ đi chi phí hoạt động (bao gồm các chi phí chung như tiền thuê, bảo hiểm, tiếp thị, lương công ty và các chi phí thiết bị) khỏi lợi nhuận gộp của công ty. Chỉ số EBIT này sẽ giúp xác định tốt được tính hiệu quả tài chính của một công ty vì chúng không bị ảnh hưởng đến các khoản mục ngoài tầm kiểm soát của những nhà quản trị.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này, CBD sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ lợi nhuận ròng là gì cũng như một vài kiến thức liên quan về chúng để từ đó có thể áp dụng đúng đắn vào trong quá trình kinh doanh của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chọn đọc, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.