Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với Doanh nghiệp. Mỗi Doanh nghiệp sẽ có chính sách phân phối lợi nhuận riêng, sao cho đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.

Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận doanh nghiệp

Lợi nhuận doanh nghiệp là gì?

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

phân phối lợi nhuận doanh nghiệp

Lợi nhuận kinh tế khác lợi nhuận kế toán ở chỗ nó tính đến tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, chứ không chỉ bao gồm các khoản chi phí hiện, phải thanh toán bằng tiền. Lợi nhuận kinh tế có thể được xem xét dưới những giác độ sau:

  • Lợi tức mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ tất cả các khoản chi phí hiện – ví dụ về chi phí về vốn, lao động mà người chủ doanh nghiệp cung cấp.
  • Phần thu nhập dôi ra mà người chủ doanh nghiệp được hưởng do cung ứng vốn và chấp nhận rủi ro.
  • Phần thưởng trả cho năng lực kinh doanh (của doanh nhân) vì sức lực và trí lực bỏ ra để tổ chức hoạt động sản xuất, du nhập sản phẩm mới (tức kết hợp các nhân tố sản xuất để tạo ra sản lượng) và chấp nhận rủi ro.

Phân phối Lợi nhuận doanh nghiệp

Sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thu được một khoản lợi nhuận nhất định và tiến hành phân phối Lợi nhuận đó.

Chúng ta có thể hiểu như sau:

  • Phân phối lợi nhuận không phải là phân chia số tiền lãi đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế. Việc phân phối đúng đắn sẽ trở thành động lực phát triển sản xuất kinh doanh, giúp Doanh nghiệp tiếp tục công việc kinh doanh của mình.
  • Phân phối lợi nhuận sau thuế nhằm mục đích chủ yếu tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn của Doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hoạt động hiệu quả của Doanh nghiệp.

Yêu cầu và Nội dung phân phối lợi nhuận doanh nghiệp

Yêu cầu phân phối Lợi nhuận

Việc phân phối lợi nhuận phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:

– Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi nhuận giữa Nhà nước, doanh nghiệp và công nhân viên, trước hết cần làm nghĩa vụ và hoàn thành trách nhiệm đối với nhà nước theo pháp luật quy định như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp phải có phần lợi nhuận để lại phù hợp để giải quyết các nhu cầu sản xuất- kinh doanh của Doanh nghiệp, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong Doanh nghiệp mình.

Nội dung phân phối lợi nhuận

Tổng lợi tức thực hiện cả năm của Doanh nghiệp sau khi nộp thuế lợi tức theo luật định (kể cả thuế lợi tức bổ sung nếu có) được phân phối theo thứ tự như sau:

(1) Nộp thuế:

– Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

– Trường hợp lợi tức sau thuế không đủ để nộp tiền thu sử dụng vốn theo mức quy định thì Doanh nghiệp phải nộp toàn bộ lợi tức sau thuế.

– Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ thì không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn.

(2) Trả tiền phạt:

Trả tiền phạt như: tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, tiền phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn (sau khi trừ tiền thu được), các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định thuế lợi tức phải nộp.

(3) Trừ các khoản lỗ không được trừ vào lợi tức trước thuế

(4) Đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong một số ngành đặc thù (ngân hàng thương mại, bảo hiểm,…) mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi tức, thì sau khi trừ các khoản từ (1) đến (3) nêu trên, doanh nghiệp trích lập các quỹ đó theo tỷ lệ do Nhà nước quy định.

(5) Chia lãi cho các đối tượng góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có)

(6) Phần lợi tức còn lại trích lập quỹ của Doanh nghiệp theo quy định trong Thông tư.

Lợi nhuận có tầm quan trọng rất lớn đối với Doanh nghiệp, quyết định đến sự sống còn của Doanh nghiệp. Nếu Chủ doanh nghiệp đang gặp vấn đề về gia tăng Lợi nhuận thì hãy liên hệ với tôi, tôi luôn sẵn sàng đồng hành và chia sẻ cũng Chủ doanh nghiệp để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho Doanh nghiệp.

COACH Rita – Tô Quý Ngọc Châu