Suy nghĩ “Tôi biết rồi” là chủ đề khá đơn giản với một số người, nhưng với một số khác thì lại không. Trong số các bạn, những người có con ở tuổi vị thành niên, chắc hẳn sẽ thấy điều này khá liên quan. Đó là 2 từ đơn giản “Tôi biết”.
 
Các bạn biết không, cùng một vấn đề nhưng góc nhìn của mỗi người lại khác nhau, không ai giống ai cả. Nếu chúng ta chủ động lắng nghe và tiếp thu, chúng ta sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ qua góc nhìn của người khác. Nếu bạn quay lại tìm hiểu cơ sở của việc học tập thì cơ sở đó đi kèm với khát khao học hỏi, sự khát khao và tính tò mò, sẵn sàng tiến lên phía trước, thử nghiệm và tìm kiếm những điều mới.
suy nghĩ tôi biết rồi
Suy nghĩ “Tôi biết rồi” ảnh hưởng nhiều tới con đường phát triển của bạn

Khi nói đến cụm từ “Tôi biết rồi”, nó giống như thần chú của mấy cô cậu thanh thiếu niên, kiểu như “Vâng bố, con biết, con biết rồi, con biết mà!”. Điều buồn cười là khi trưởng thành, chúng ta học cách không nói câu đó quá nhiều nữa, mà giờ chúng ta chỉ khoanh tay, gật đầu và nghĩ: “Ừ, tôi biết điều đó rồi!”. Thậm chí cả khi đang đọc những dòng chữ này, rất có thể vài người trong các bạn sẽ nói: “Ồ, tôi đã biết điều đó rồi! Hãy sang phần tiếp theo đi!”.

Thực tế là ngay lúc chúng ta nói hai từ “Tôi biết”, chúng ta đã từ chối mọi khả năng học hỏi

Và đây là thách thức của việc đó. Hiểu khái niệm chính là một chuyện. Ví dụ: hiểu khái niệm chính về thiết lập mục tiêu là một chuyện, nhưng điểm đặc biệt ở đây chính là cách để lập mục tiêu và điều gì là khả thi. Điều đó sẽ mang lại cho bạn kết quả lớn nhất.

Nếu chỉ ôm khư khư cái suy nghĩ “Biết rồi”, nghe làm gì nữa, thì không khác gì bạn đang tự kìm hãm tư duy của chính mình trong một khuôn khổ gò bó, bí bức.

Để ý kỹ sẽ thấy, có nhiều người nói hai từ “Tôi biết” một cách vô tội vạ. Họ cứ nói “Tôi biết” rồi ngừng tìm hiểu thêm về những điểm đặc biệt kia. Nhưng hãy nhớ rằng, không chỉ khái niệm chính, mà những điểm đặc biệt đó cũng là điều chúng ta cần theo đuổi. Đó là những điểm sẽ bổ sung vào khái niệm chính. Vậy điều đó có nghĩa là gì?

Hãy nghĩ nhanh trong một giây và bắt đầu tìm hiểu!

Khi tôi còn là một đứa trẻ, cha tôi từng nói với tôi, ông là một người thẳng thắn. Ông nói: “Không bao giờ nên tranh cãi với một kẻ ngốc, làm vậy chỉ tạo ra hai kẻ ngốc!”. Và tôi chắc chắn đã chứng minh điều đó nhiều lần trong đời, bằng cách tranh cãi những điểm hoàn toàn không cần tranh cãi. Nhưng mấu chốt ở đây là cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống. Tâm lý đúng và sai hoàn toàn, tôi chắc chắn bạn sẽ tranh cãi ở một số giai đoạn. Khi bạn tranh cãi điều gì đó để chứng minh rằng bạn đúng, rồi sau đó, nhận ra rằng bạn không thực sự đúng. Chúng ta làm như vậy bởi chúng ta là con người và đó là một phần trong cách chúng ta dựng nên cuộc sống.

Thay vào đó, tôi đã học cách phát triển những từ đơn giản như: “Đó không phải là điều thú vị sao?”. Bởi thay vì tranh cãi xem điều gì đúng hay sai, tranh cãi quan điểm với người nào đó, thì tôi nghĩ đây có thể là cơ hội để tôi học hỏi.

Tóm lại, thay vì nói “Tôi biết rồi”, mục tiêu của chúng ta là thay đổi thành “Đó không phải là điều thú vị sao?”

Thay vì từ chối mọi cơ hội học tập, chúng ta mở ra cho mình cơ hội để trau dồi và nhìn nhận mọi thứ dưới một lăng kính đa chiều hơn.

Lắm khi, người ta hay nhìn sự việc và cố gắng phân định điều đó thành đúng hay sai. Thách thức của việc phân định đó là có quá nhiều thứ trung lập, điều đúng với bạn vào tháng này có thể sai với bạn vào tháng tới, một quảng cáo phù hợp cho tháng này có thể không phù hợp cho tháng sau. Bạn biết đấy, mọi thứ đều thay đổi. Và vì vậy, việc chúng ta làm là linh hoạt đủ để hiểu được những thay đổi đó. Cách chúng ta có thể thay đổi, và cách chúng ta có thể thay đổi doanh nghiệp để nhận được kết quả.

“Đó không phải là điều thú vị sao?”, đây là một cách để thay thế những từ tôi biết, điều này giúp bạn tiếp tục học tập, tiếp tục phát triển. Quan trọng nhất vẫn là: biết nhìn nhận ý kiến của người khác, kết hợp với góc nhìn của chính bản thân chúng ta để nhìn được bao quát hơn vấn đề của sự vật, sự việc.

Hy vọng bạn sẽ nhận ra rằng: qua thời gian, điều này chí ít sẽ giúp bạn tránh khỏi những cuộc tranh cãi và đó là một khởi đầu tốt cho bạn. Ngay cả khi điều này chỉ giúp bạn học thêm được một hoặc hai điều từ những người khác. Ngay cả khi điều này chỉ thay đổi mức độ căng thẳng trong cuộc sống của bạn. Nhưng, bạn sẽ thấy điều mà việc này làm được là thay đổi thái độ từ “Tôi biết rồi” thành “Đó không phải là điều thú vị sao?”, sẽ giúp bạn tìm ra một số điểm đặc biệt, một số điểm lưu ý nhỏ trong đó, để bạn có thể thay đổi đáng kể cách bạn quản lý doanh nghiệp của mình, cách bạn quản lý cuộc đời của mình và cách bạn nhận được kết quả.

Nếu biết cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau, bạn có thể nghĩ ra nhiều thứ mà bạn không ngờ đến đấy!

COACH Annie – Đậu Thị Như Quỳnh