Ở góc nhìn khách quan và tích cực, Covid-19 được xem là giai đoạn cuối của một chu kỳ kinh tế và chuẩn bị cho một giai đoạn tăng trưởng mới. Đây là lúc nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và bước vào giai đoạn suy thoái. Điều này như một lẽ tất yếu trong một chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Nhưng chúng ta – những người chủ doanh nghiệp hãy luôn đặt mình ở trạng thái Làm chủ và sẵn sàng đối mặt với các khó khăn phía trước. Trong bất kỳ khó khăn nào cũng luôn có cơ hội đang chờ đợi.
Vấn đề cần quan tâm lúc này đối với Chủ doanh nghiệp là làm thế nào để có thể nhìn thấy và nắm bắt được cơ hội. Hoặc hơn thế là tự tạo cơ hội cho chính mình. Đừng cứ nhìn chằm chằm vào tình hình dịch bệnh đang diễn ra. Nếu cứ tiếp tục nhìn vào nó thì chắc chắn Chủ doanh nghiệp sẽ không thể nào thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này.
1/ Vươn mình ra khỏi khủng hoảng
Hãy tập trung vào hành động làm thế nào thoát khỏi nguy cơ phá sản và vượt qua giai đoạn khó khăn trong đại dịch. Chủ một cơ sở Spa đã tiến hành thực hiện một số hành động cụ thể như sau (trước khi có lệnh bắt buộc đóng cửa từ Chính phủ đối với ngành Làm đẹp):
- Thực hiện chiến dịch phát khẩu trang miễn phí tại cơ sở, đồng hành cùng khách hàng vượt qua mùa Corona. Đây được xem là một chiến dịch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Cơ sở thực hiện phun xịt khử trùng khu làm việc, đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng. Điều này tạo tâm lý an tâm cho tất cả mọi người.
- Công ty ký cam kết với khách hàng về đảm bảo đúng chất lượng dịch vụ, sản phẩm cung cấp khi giảm giá (công ty đưa ra chiến dịch giảm giá sâu, chấp nhận lợi nhuận thấp để giữ chân và thu hút khách hàng).
- Doanh nghiệp tập trung vào khai thác nhóm khách hàng cũ thay vì chạy đi tìm khách hàng mới.
- Chọn phân khúc thị trường ngách: sản phẩm nào có thể upsell, nghiên cứu và tập trung đánh mạnh vào loại sản phẩm đó.
- Cho khách hàng thực hiện trả góp. Nếu khách hàng đã đặt cọc trước đó thì liên hệ gọi khách hàng đến trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm và nhận thêm ưu đãi từ cơ sở.
- Đo lường doanh thu liên tục và hỏi đội ngũ nhân viên có giải pháp gì để cải thiện tình hình hay không.
Chủ doanh nghiệp vươn mình để vượt qua khủng hoảng. (Hình minh họa: Internet)
Chủ doanh nghiệp luôn chủ động hành động để tạo ra doanh thu, tạo niềm tin thu hút khách hàng. Đừng đổ lỗi cho dịch bệnh, nếu cứ tập trung vào nó thì chúng ta không thể nào có hướng giải quyết. Chủ doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược để giúp doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng.
2/ Cần làm gì nếu dịch bệnh kéo dài?
Việc lựa chọn cách Truyền thông để trấn an khách hàng và nhân viên là một hành động ưu tiên lúc này. Bên cạnh đó, Chủ doanh nghiệp còn có thể thực hiện các hoạt động khác nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài:
- Xác định đúng nhu cầu khách hàng và tập trung vào đó: Chủ doanh nghiệp hãy chú trọng vào sản phẩm đánh đúng nhu cầu của khách hàng và phát triển thật tốt ngay lúc này.
- Phân tích cấu trúc chi phí trong Doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp cần xem xét và quyết định cần tối ưu chi phí chỗ nào, cắt giảm các chi phí không cần thiết để duy trì nguồn tiền mặt.
- Chuyển đổi phương thức hoạt động: chuyển đổi hình thức từ offline sang online. Ví dụ bạn dạy yoga nhưng vì mùa dịch nên mọi người không thể đến phòng tập. Bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi dạy trực tuyến online cho học viên. Hay một cách khác, bạn có thể quay lại video, sau đó bán cho học viên. Bên cạnh đó, bạn có thể bán chéo các sản phẩm như thảm tập, đồ tập yoga… Đây rõ ràng là một cơ hội kinh doanh dành cho bạn.
Tiếp tục điều chỉnh chiến lược để thích ứng nếu tình trạng khủng hoảng kéo dài. (Hình minh họa: Internet)
- Làm quen với các con số: Hãy nhìn lại các con số liên quan đến Báo cáo tài chính (BCTC). Hãy đọc kỹ BCTC, đặc biệt là bảng cân đối kế toán và đánh giá sức khỏe tài chính của Doanh nghiệp. Ví dụ: tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn là bao nhiêu. Tiền mặt hoặc tương đương có tính thanh khoản cao trên tổng nợ ngắn hạn thế nào. Hệ số vốn vay chia cho vốn chủ sở hữu ra sao. Cố gắng giữ 10% tiền mặt trên doanh thu để dự phòng cho những tình huống xấu khác có thể xảy ra. Đó chính là những cách mà Chủ doanh nghiệp có thể quan tâm đến con số tại Doanh nghiệp.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: hãy xây dựng một văn hóa doanh nghiệp thật tốt. Nếu tất cả nhân viên không có sự gắn kết thì chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Xây dựng văn hóa để nhân viên cùng nhau chung tay với Chủ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.
- Đào tạo cho đội ngũ để nâng cao năng lực thực thi. Cơ hội càng ngày càng ít mà năng lực thực thi kém thì không thể chiến đấu được.
- Giai đoạn này là giai đoạn cấp thiết, buộc doanh nghiệp phải thực hiện ngay lập tức.
Chủ doanh nghiệp hãy liên hệ với một Nhà huấn luyện của ActionCOACH CBD Firm ngay hôm nay. Các Nhà huấn luyện sẽ giúp các Anh/Chị có cái nhìn rõ nhất đối với doanh nghiệp và đưa ra giải pháp thiết thực nhất để hành động. Anh/Chị có thể book lịch hẹn 1 giờ MIỄN PHÍ ngay tại đây và Nhà huấn luyện sẽ giúp các anh chị đánh giá được tình hình sức khỏe của doanh nghiệp. Các Nhà huấn luyện sẽ cho Anh/Chị biết đâu là chiến lược tốt nhất giúp cho tình hình tài chính trở nên tốt hơn.
Đừng bao giờ nghĩ rằng dịch sẽ khiến hàng loạt Doanh nghiệp phá sản. Hãy nhìn lại mô hình kinh doanh của mình, chuẩn bị các bảng báo cáo tài chính và liên hệ với với Nhà huấn luyện ngay hôm nay.
—
Kathy Lê
ActionCOACH CBD’s Marketing Team