Không có điều gì là bất biến, sự thay đổi luôn là tất yếu. Bạn sẽ hoặc là dẫn đầu sự thay đổi, đón đầu nó, hoặc là bạn phải cố bắt kịp sự thay đổi. Tất nhiên, chúng ta luôn muốn là người chủ động, muốn là người đi đầu, đem sáng kiến vào trong công việc của mình. Nhưng trên thực tế, rất ít người nhận ra sự thay đổi nên diễn ra thế nào. Đặc biệt là người chủ doanh nghiệp, việc không hiểu hay không làm chủ được sự thay đổi dẫn đến rất nhiều hệ lụy trong công ty: nhân viên của bạn không muốn theo sự thay đổi, những chuyện không mong muốn thì cứ xảy ra. Cho nên, đầu tiên, chúng ta phải hiểu sự thay đổi diễn ra thế nào, từ nhiều phương diện.

Công thức của sự thay đổi tôi muốn giới thiệu tới các bạn chính là: (D x V) + F > R

công thức của sự thay đổi trong kinh doanh

Nếu bạn từng học vật lý hay hóa học, bạn sẽ nói: “Trời, tôi không chắc mình biết công thức này!”. Tốt, vì nó chẳng liên quan tới vật lý hay hóa học gì cả! Nó liên quan đến sự thay đổi.

D là viết tắt của từ Dissatisfaction, nghĩa là không hài lòng. Nếu ai đó thừa cân, họ vẫn có thể bằng lòng với cân nặng của mình. Nếu ai đó không khỏe, họ vẫn có thể bằng lòng với sức khỏe hiện tại. Nếu ai đó kiếm được ít tiền, họ vẫn có thể tự bằng lòng với mức đó. Bởi vì bạn đang trong hoàn cảnh tồi tệ, không có nghĩa là bạn không thể bằng lòng với nó, giống như thuyết Con ếch bị luộc. 

Là thế này, nếu bạn ném thẳng con ếch vô nước sôi, nó sẽ nhảy ra ngay. Nhưng nếu bạn để nó trong nước mát và tăng nhiệt độ từ từ, nó sẽ không biết nó đang bị luộc chín. Nhiều người cũng phản ứng vậy, khi họ không hài lòng, khi những thứ họ từng bằng lòng, giờ không còn nữa. Giống như với một người khởi nghiệp, họ nghĩ: “Ồ, tôi đang làm việc tới 12 tiếng, 12 tiếng, …”, và họ thấy bất mãn. Nhưng từ từ, họ lại nghĩ: “Ồ, khởi nghiệp thì phải vậy thôi! Mình phải làm 12 tiếng”.

Bạn không thể chấp nhận sự bất mãn, nhưng bất mãn là một phần của sự thay đổi. Nếu không cảm thấy bất mãn, con người sẽ không có động lực để thay đổi. Như khi một người thay đổi công ty họ gắn bó, nếu tôi không bất mãn với công ty thì tôi thay đổi làm gì? Nếu tôi bằng lòng với công ty hiện tại, tôi đã không “nhảy việc” làm gì?

Một phần của việc bán hàng là giúp mọi người nhận ra sự bất mãn với nguồn cung họ đang có, hoặc tại sao họ bất mãn với công ty họ đang làm ăn chung.

Tóm lại, nếu ta muốn sự thay đổi diễn ra, thì ta phải có điều không hài lòng.

Khi ta thảo luận với ai đó về nhóm sales của họ, thường thì, ban đầu, bạn bằng lòng với nhóm đó. Nhưng khi ta hỏi thêm một tá câu hỏi về doanh số, về độ thành công của nhóm, và đa số sẽ trả lời: “Có lẽ, tôi không bằng lòng như vậy đâu, có lẽ họ phải nâng cao hiệu quả, có lẽ họ phải gọi cho khách nhiều hơn, làm thêm việc, thuyết phục khách nhiều hơn, v.v…”.

Vì vậy, để giúp ai đó thay đổi, chúng ta tìm ra và xoáy sâu vào sự bất mãn của họ. Nó cũng đúng với bản thân bạn, nếu bạn không thay đổi ở lĩnh vực mình đang làm. Ví dụ: sức khỏe của bạn không tốt và muốn thon gọn hơn, và bạn muốn giảm cân. Nếu bạn ngồi xuống suy nghĩ: “Ồ, sao mình không giảm cân chút nào vậy?”. Đó là vì bạn chưa đủ bất mãn, chắc một cơn đau tim mới đủ làm bạn bất mãn. Nếu bác sĩ nói: “Nếu bạn cứ sống như vậy, bạn sẽ chết sớm đấy!”, chắc sẽ đủ bất mãn.

Việc bất mãn cũng được nhân lên theo V là Vision nghĩa là viễn cảnh. Và phần giải thích này tôi xin trình bày trong phần thứ 2 của bài viết. Hãy cùng đón đọc nhé!