Bạn có biết rằng một số ngành công nghiệp nổi tiếng với Văn hóa doanh nghiệp mà công ty họ phát triển. Các quỹ đầu cơ trên Phố Wall được biết đến với việc thúc đẩy các hình thức cạnh tranh khốc liệt (không giống như những gì được mô tả trong The Wolf of Wall Street). Ngược lại, những nơi như các tổ chức xã hội thì có xu hướng hợp tác với nhau nhiều hơn. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ rơi vào đâu đó ở giữa hai thái cực này. Điểm chung của hai nền văn hóa này đều mang những nhược điểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài doanh nghiệp của bạn.

Môi trường làm việc cạnh tranh cao mang lại các kết quả xuất sắc, sự phát triển vượt trội nhưng nó cũng khiến mọi người nói xấu và đâm sau lưng nhau để trở thành người giỏi nhất. Các doanh nghiệp có môi trường bình đẳng sẽ thúc đẩy sự sáng tạo, hợp tác và đồng cảm nhưng họ cũng có thể sẽ trở nên tệ hơn nếu lãnh đạo yếu kém và làm việc với năng suất thấp.

Văn hóa doanh nghiệp

Là chủ doanh nghiệp, bạn phải tìm thấy sự cân bằng để vừa khuyến khích nhân viên đạt kết quả xuất sắc trong khi vẫn thúc đẩy ý thức tinh thần làm việc nhóm hòa đồng. Nhân viên của bạn sẽ chỉ thực hiện theo hướng mà bạn dẫn dắt họ, văn hóa doanh nghiệp được xây dựng một cách hệ thống từ trên xuống dưới, theo từng cấp bậc.

Nếu doanh nghiệp của bạn chịu ảnh hưởng theo kiểu gia đình trị, sự không tin tưởng và đấu đá lẫn nhau xảy ra thì đó là lỗi của BẠN. Bạn là thuyền trưởng trên con tàu và bạn có trách nhiệm lãnh đạo theo cách cho nhân viên của mình có cơ hội thể hiện năng lực và được khen thưởng xứng đáng khi hoàn thành tốt công việc.

Thiết lập văn hóa phù hợp với doanh nghiệp của bạn là một nhiệm vụ khó khăn đối với những người trước giờ không quen với việc này. ActionCOACH CBD Firm xin gửi đến bạn một số thông tin cơ bản nhưng không kém hiệu quả để “gieo mầm” văn hóa cho doanh nghiệp của mình thông qua những hành vi và tư duy đúng đắn, để nó sẽ phát triển ngày một tốt hơn.

1) Không xử sự theo cảm tính

Điều này có thể hiểu đơn giản là việc bạn có thể ưu ái với một số người nhiều hơn với những người khác. Điều đó là lẽ hiển nhiên vì bạn cho rằng bản thân phù hợp với một số loại tính cách nhất định nhưng đó không phải là lý do để biện minh cho việc bạn đối xử với họ tốt hơn những người khác. Khi bạn để các yếu tố chủ quan như thế ảnh hưởng đến nhân viên, bạn sẽ làm suy yếu tình trạng toàn vẹn ở công ty và cho thấy rằng năng lực và giá trị bản thân không được coi trọng hoặc tưởng thưởng xứng đáng. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi những kẻ chống lưng và những kẻ nịnh bợ hầu như luôn phạm sai lầm khi vi phạm quy tắc này. Không nên cho ai đó trở thành người quản lý chỉ vì họ là bạn bè hoặc thành viên trong gia đình của bạn. Hãy để năng lực và đạo đức làm việc là những yếu tố quyết định duy nhất cho một người xứng đáng được đề bạt thăng tiến và bạn cũng nên tập trung tới những nhân viên thấp nhất trong công ty để có thể đạt hiệu quả xuất sắc nhất.

Năng lực bản thân

Hãy để năng lực và đạo đức làm việc là những yếu tố quyết định duy nhất cho một người xứng đáng (Hình minh họa: Internet)

2) Giữ bản thân đạt tiêu chuẩn cao nhất – Lead by Example

Bạn là người xây dựng văn hóa sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nhân viên sẽ làm theo sự dẫn dắt của bạn và tiêu chuẩn bạn đặt ra cho chính mình sẽ là tiêu chuẩn cuối cùng mà nhân viên của bạn phải giữ vững. Nếu bạn yêu cầu nhân viên của mình thực hiện một nhiệm vụ “cá biệt” nào đó thì bạn hãy là người đầu tiên tự thực hiện điều đó. Nếu bạn yêu cầu nhân viên của mình ở lại muộn, đừng ngại làm giống điều đó khi bạn đòi hỏi họ mức thời gian như thế. Nếu bạn yêu cầu nhân viên của bạn để điện thoại ở xa chỗ ngồi làm việc thì bạn đừng kiểm tra tin nhắn sau mỗi năm phút. Nếu bạn buộc họ theo một tiêu chuẩn khác với những gì bạn làm cho mình, bạn sẽ mất đi sự tôn trọng và uy tín với tư cách là một nhà lãnh đạo.

3) Đặt mục tiêu và theo dõi

Nhân viên không tự dưng trở nên thờ ơ và không có động lực với công việc. Trong hầu hết các trường hợp, sự thất bại của lãnh đạo đã khiến người đó trở nên thảnh thơi với công việc của họ. Hãy ngăn chặn chuyện đó ngay từ đầu. Bạn hãy thực hiện bằng cách đặt ra các mục tiêu rõ ràng và trao quyền cho nhân viên để hoàn thành chúng. Mọi người sẽ tự hào về những gì họ làm nếu biết rằng họ được Sếp công nhận những gì mình đã làm. Hãy đặt mục tiêu cho đội nhóm của bạn và giữ họ có trách nhiệm với chúng nhưng vẫn đảm bảo rằng họ vẫn đang thực hiện có hiệu quả.

Mục tiêu phát triển

Hãy luôn đặt các mục tiêu và theo dõi chúng (Hình minh họa: Internet)

Nếu nhân viên của bạn biết rằng bạn đang chú ý đến những gì họ làm và giao cho họ thực hiện việc đó là tốt nhất thì họ sẽ làm rất tốt và thậm chí vượt xa hơn những gì bạn mong đợi. Khi một nhân viên không có mục tiêu thì họ là một người không có ích và không hạnh phúc, nhưng đối với một người cầu toàn quá mức thì họ sẽ bắt đầu nghi ngờ về khả năng và giá trị bản thân của mình. Hãy tìm sự cân bằng phù hợp giữa hai điều đó và rồi bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ hoàn thành công việc của nhân viên bạn.

Văn hóa là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý điều hành, bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một doanh nghiệp hay một cơ quan … Người ta không thể quản lý điều hành tốt mà không sử dụng công cụ văn hóa. Vì vậy, hãy xây dựng cho mình một văn hóa phù hợp nhất để doanh nghiệp có thể phát triển trọn vẹn.

Khóa DISC & Motivators được tổ chức bởi ActionCOACH CBD Firm với chuyên đề “Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp”, giúp Chủ doanh nghiệp hiểu được làm thế nào để xây dựng văn hóa Doanh nghiệp phù hợp theo đúng nhóm tính cách của bản thân. Bên cạnh đó, anh chị cũng biết cách tuyển dụng, sắp xếp đội ngũ nhân sự đúng theo nhóm tính cách, động lực để xây dựng văn hóa phù hợp nhất cho Doanh nghiệp của mình. Miễn phí cho 20 người đăng ký sớm nhất. Đăng ký tham dự tại đây hoặc liên hệ theo Hotline: 1800 8087 (Phím 4) để biết thêm thông tin.

– Kathy Lê –

ActionCOACH CBD’s Marketing Team