QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH: TỪ THÁCH THỨC ĐẾN THÀNH CÔNG
Một khảo sát của Viện doanh nghiệp Gia Đình (Family Firm Institute) cho thấy, Doanh nghiệp gia đình (DNGĐ) chiếm khoảng 70-90% tổng GDP trên toàn cầu, có khoảng 50-80% lực lượng lao động đang làm việc cho các DNGĐ. Những thống kê đó đều có thấy một đặc điểm nổi bật, DNGĐ chính là xương sống và là thành phần quan trọng bậc nhất của hầu hết các nền kinh tế trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Thế nào là một doanh nghiệp gia đình?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về một doanh nghiệp gia đình, nhưng cá nhân tôi, tôi lại thích nhất định nghĩa trên Wiki như sau:

Một doanh nghiệp gia đình là một tổ chức thương mại, trong đó việc ra quyết định bị ảnh hưởng bởi nhiều thế hệ trong gia đình. Họ (những thành viên trong gia đình) gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp thông qua việc sở hữu và lãnh đạo hoạt động của chính doanh nghiệp đó.

Nếu chiếu theo định nghĩa này, chúng ta có thể thấy một doanh nghiệp được coi là một doanh nghiệp gia đình khi thỏa mãn các điều kiện:

– Đó là một Tổ chức thương mại

– Tính sở hữu,

– Tính ảnh hưởng

– Tính gia đình

– Và sự đa thế hệ

Vì tính chất khá đặc biệt là sự ảnh hưởng của nhiều thế hệ nên vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp gia đình chính là mối quan hệ chằng chịt và đầy phức tạp giữa các yếu tố: Tình cảm, Tài chính, Quan điểm và Quyền lực.
Dung hòa giữa các yếu tố này không phải là một bài toán đơn giản và đòi hỏi rất nhiều yếu tố kết hợp với nhau. Tuy nhiên, việc dung hòa không phải là bất khả thi. Đã có rất nhiều doanh nghiệp gia đình lớn trên thế giới tồn tại hàng vài trăm năm. Một khảo sát của Giáo Sư William O’Hara cho thấy, có những doanh nghiệp gia đình tồn tại qua hàng ngàn năm và qua vài chục thế hệ khác nhau. Trong các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới hiện nay, có những doanh nghiệp gia đình được thành lập từ thế kỷ thứ 18 và vẫn tồn tại cho đến giờ này.

Tôi có thể cho bạn một ví dụ về sự chuyển giao thành công nhất trong lịch sử tới thời điểm này. Công ty Kungo Gumi (www.kongogumi.co.jp) , là một công ty trong lĩnh vực xây dựng ở thành phố Osaka Nhật Bản và được thành lập năm 587, chuyển giao qua 40 thế hệ khác nhau.

Hơn 1400 năm trước, Hoàng tử Shotoku đưa các gia đình từ Kungo (Hàn Quốc) đến Nhật Bản để xây đựng đền thờ Shitennoji. Trong nhiều thế kỷ , Kungo Gumi đã tham gia xây dựng rất nhiều các đền thờ, các công trình tôn giáo, các lâu đài tại Osaka và họ vẫn tiếp tục công việc đó đến hiện nay. Chủ tịch hiện tại của Kungo Gumi là ông Toshitaka Kongo. Người con trai của chủ tịch, ông Masakazu Kongo, 51 tuổi đang chờ để tiếp tục là thế hệ lãnh đạo tiếp theo của doanh nghiệp này.

Làm sao chúng ta có thể dung hòa được tất cả các yếu tố ở trên của một doanh nghiệp gia đình và biến những sự khác biệt trở thành lợi thế cạnh tranh thực sự trên thương trường và làm sao để chuyển giao thành công qua nhiều thế hệ là một bài toán mà mọi doanh nghiệp gia đình đều rất đau đầu đi tìm lời giải.

Trải qua rất nhiều năm làm việc với các doanh nghiệp gia đình trên toàn thế giới, Anh Emilio González , một trong những nhà huấn luyện xuất sắc nhất của ActionCOACH – thương hiệu huấn luyện doanh nghiệp số 1 thế giới hiện nay – đã đưa ra một số gợi ý như sau:

1. Xây dựng TẦM NHÌN dài hạn và gắn nó thành một tầm nhìn chung cho cả các thành viên trong gia đình.

2. Xác định và luôn phải đo lường các CHỈ SỐ TÀI CHÍNH quan trọng với một doanh nghiệp gia đình nhằm hạn chế tối đa những rủi ro về tài chính và sự ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đến tình hình tài chính. Ngoài ra cần đo lường hiệu quả của từng thành viên trong gia đình và các thành viên khác trong doanh nghiệp cũng thông qua các chỉ số tài chính liên quan tới họ.

3. Lập kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự ổn định trong chiến lược, trong việc thực thi và cũng nhằm để thu hút nhân tài.

4. Cần tập trung vào một số điểm quan trọng trong HỆ THỐNG của doanh nghiệp, cụ thể là các mô tả công việc, trong việc giao việc và phân quyền.

5. Chuẩn hóa các quy định trong gia đình, đặc biệt là các vấn đề về: TÀI SẢN, QUYỀN THỪA KẾ, DI SẢN

6. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp và trong gia đình.

7. Xây dựng một nền tảng doanh nghiệp theo hướng kỹ trị và chuyên nghiệp nhằm hạn chế tối đa việc phụ thuộc vào cảm xúc.

8. Xác định những chiến lược quan trọng nhất trong chiến lược TRUYỀN THÔNG trong Doanh Nghiệp gia đình và những điểm quan trọng đối với thành viên HĐQT và ban cố vấn.
Ngày 7/12/2017, Nhà huấn luyện Emilio González sẽ có mặt tại Việt Nam và có buổi trình bày về chủ đề Doanh nghiệp gia đình và những thách thức và giải pháp cho các doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam. Đây là một cơ hội không thể tuyệt vời hơn để xác định những chiến lược quan trọng nhất cho sự phát triển doanh nghiệp gia đình bạn trong tương lai.

  • Nhà huấn luyện Emilio González gia nhập đội ngũ của ActionCOACH vào tháng 12 năm 2006.
  • Với 11 năm kinh nghiệm tại ActionCOACH, ông đã làm việc và huấn luyện cho hơn 400 doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp gia đình.
  • Ông được xếp hạng top 100 nhà huấn luyện hàng đầu thế giới, liên tục từ năm 2008 đến nay. Và từng đạt đến vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng toàn cầu.
  • Vượt qua 1,600 nhà huấn luyện doanh nghiệp đang hoạt động tại 73 quốc gia, Emilio González đã xuất sắc nhận được hơn 10 giải thưởng khác nhau từ ActionCOACH toàn cầu.

Biết thêm thông tin chương trình vui lòng click vào đây http://familybusiness.actioncoachcbd.com

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên lạc số 02873009300 hoặc 0989165465

ĐĂNG KÝ THAM DỰ

[contact-form-7 id="4127" title="Đăng Ký Cho Doanh Nghiệp"]